Chi phí nhiên liệu xe nâng dầu 3 tấn so với xe nâng điện 3 tấn

Lựa chọn xe nâng điện 3 tấn hay xe nâng dầu 3 tấn hiện nay đang là bài toán nhiều chủ đầu tư, dự án khai thác, dịch vụ cho thuê cân nhắc dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Từ chi phí đầu tư ban đầu, chi phí bảo dưỡng hàng năm, chi phí vận hành, khả năng thu hồi vốn khi thanh lý hoặc đổi xe.....

xe-nang-heli-cpcd-30-q22-k2

Trong đó, đề tài chi phí nhiên liệu xe nâng theo số giờ hoạt động đóng vai trò khá quan trọng và luôn là chủ để lớn rất đáng quan tâm và bàn luận trước khi đầu tư thiết bị.

xe-nang-dien

Trong bài phân tích này, tác giả tập trung vào chủ đề so sánh tiêu thụ nhiên liệu (số tiền tiêu cho việc vận hành xe nâng) trong khoảng thời gian khác nhau. Các tiêu chí khác sẽ được đề cập trong các chủ đề sau.

Xe nâng dầu 3 tấn: Là 1 trong những tải trọng phổ biến, nhiều hãng sản xuất khác nhau, động cơ khác nhau. Tuy nhiên sự chênh lệch và tiêu hao là không nhiều (5-15%) đối với các dòng xe lắp động cơ Trung Quốc, Nhật Bản hay Đức. Ví dụ với dòng xe nâng dầu Heli 3 tấn lắp động cơ Nhật Bản ISUZU C240, Model CPCD30-WS1H được chọn để so sánh. Dòng động cơ Trung Quốc Model CPCD30-Q22K2 trang bị động cơ Quanchai- Trung Quốc, chênh lệch về tiêu thụ nhiên liệu vào khoảng 10%.

xe-nang-3-5-tan

Xe nâng điện 3 tấn sử dụng bình Acid: Hiệu suất chuyển đổi điện đối với chu trình sạc điện và xả điện tương ứng là 70% và 95%. Sự chênh lệnh giữa hãng sạc, loại bình điện và hãng xe nâng là không đáng kể(dưới 5%). ở đây, chuyên gia lựa chọn xe nâng điện hãng Heli Model CPD30-GC2 để so sánh.

Xe nâng điện 3 tấn sử dụng Pin Lithium-ion: Hiệu suất chuyển đổi điện đối với chu trình sạc điện và xả tương ứng bằng 95% và 97%. Sự chênh lệnh giữa hãng sạc, loại bình điện và hãng xe nâng là không đáng kể (dưới 5%). Dòng xe này, chuyên gia chọn xe nâng điện Lithium hiệu Heli Model CPD30-GB2Li-M để so sánh.

Thông số so sánh Xe nâng dầu 3 tấn
(Heli CPCD30-WS1H)
Xe nâng điện 3 tấn Acid
(Heli CPD30-GC2)
Xe nâng điện 3 tấn Lithium
(Heli CPD30-GB2Li)
Hiệu suất chuyển đổi năng lượng  >98% <= 70% >= 92%
Thời gian sạc đầy 2 phút 5 giờ
(Bình 48 V/ 600 Ah)
2 giờ
(Pin 80V /404 Ah)
Năng lượng sạc đầy  60 lít dầu Diesel 28.8 kW điện 32,32 kW điện
Giá nhiên liệu VNĐ 22,000 1,500 1,500
Nhiên liệu sử dụng 1 giờ lý thuyết 3 lít 5.2 kW 5.2 kW
Nhiên liệu tiêu thụ thực tế (Đồng hồ báo) ~ 3.1 lít ~ 7.43 kW ~ 5.65 kW
Chi phí nhiên liệu 1 giờ thực tế VNĐ 68,200 11,145 8,475
Chi phí nhiên liệu 8 giờ VNĐ 544,000 89,160 67,800
Chi phí nhiên liệu 1 tháng VNĐ (26 ngày) 14,144,000 2,318,160 1,762,800
Chi phí nhiên liệu 1 năm VNĐ (320 ngày) 174,080,000 28,531,200 21,696,000
% tiết kiệm chi phí   610% 802%

Đánh giá: Ở tiêu chí nhiên liệu tiêu thụ nhiên liệu cho mỗi giờ làm việc, rõ ràng xe nâng điện nói chung và xe nâng điện lắp Pin Lithium nói riêng tiết kiệm chi phí vận hành đáng kể. Với doanh nghiệp sử dụng với thời gian nhiều giờ, nhiều ca mỗi ngày, số tiền chênh lệch lại càng lớn và rõ ràng hơn. 

  • Với 1 ca làm việc mỗi ngày, chênh lệch với mỗi 1 năm (Khoảng 320 ngày làm việc) giữa xe nâng điện Lithium và xe nâng dầu 3 tấn lên tới hơn 145 triệu đồng.

  • Với doanh nghiệp hoạt động sản xuất 2 ca hoặc 3 ca. Số tiền chênh lệch cho mỗi năm tiêu thụ nhiên liệu lên tới 291 triệu và 435 triệu đồng.

xe-nang-dien

Ngoài tiêu chí tiêu thụ nhiên liệu khi vận hành khai thác hoạt động của xe nâng, một số tiêu chí khác thường được chủ đầu tư và người dùng quan tâm có thể kể tới như sau:

  • Chi phí đầu tư ban đầu khi mua xe kèm chính sách bảo hành miễn phí

  • Chi phí bảo dưỡng xe định kì hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng

  • Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng sau bảo hành 1 năm, 3 năm, 5 năm hay 10 năm

  • Giá trị tái đầu tư khi đổi xe (thanh lý xe cũ đổi xe mới hoặc bán lại xe cũ ra thị trường)

  • Môi trường xe nâng làm việc là yếu tố không thể bỏ qua

  • Qui mô và Chất lượng dịch vụ của đại lý phân phối chính hãng

Chuyên gia xe nâng hàng 0963 262 272

Email: xenanghelibm@gmail.com

Được đăng vào

Viết bình luận